Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC   PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LĨNH VỰC   PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Kèm theo Quyết định số  260/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 và Quyết định số  1484/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng )

 

STT

Tên thủ tục hành chính

Trang

1

Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật

1

2

Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

2

3

Công nhận hòa giải viên

3

4

Công nhận tổ trưởng hòa giải

5

5

Thôi làm hòa giải viên

7

6

Thanh toán thù lao cho hòa giải viên

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật

a) Trình tự thực hiện:

- Căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu, điều kiện thực tế trên địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm có đủ nguồn lực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.

- Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, bản tổ dân phố, và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi là địa bàn cơ sở) và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

b) Cách thức thực hiện: Không có

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

           d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

-  Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định về Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

2. Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

a) Trình tự thực hiện:

  Khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 6 thông tư Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người được cho thôi chấm dứt tư cách tuyên truyền viên pháp luật.

b) Cách thức thực hiện: Không có

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị cho.thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự,

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

-  Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thông tư số 10 /2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định về Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thủ tục công nhận hòa giải viên

Trình tự thực hiện:

- Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;

- Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện: Không quy định

Thành phần hồ sơ:

- Danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).

- Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín; Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu bầu đến hộ gia đình).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng ban Công tác Mặt trận.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận hòa giải viên.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;

- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT42P-UBTƯMTTQVN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thủ tục công nhận tổ trưởng tổ hòa giải

Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện: Không quy định.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).

- Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng ban công tác Mặt trận.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ trưởng tổ hòa giải.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người được công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;

- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thủ tục thôi làm hòa giải viên

Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị của tổ trưởng Tổ hòa giải về việc thôi làm hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố xem xét, xác minh, làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.

Đối với trường hợp thôi làm hòa giải viên theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Luật hòa giải ở cơ sở, nếu Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải, thì Trưởng ban công tác Mặt trận thông báo với tổ trưởng tổ hòa giải, nêu rõ lý do không đồng ý, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.

Trường hợp thôi làm hòa giải viên đối với tổ trưởng tổ hòa giải thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoặc báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện: Không quy định.

Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị ra quyết định thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN)/ Báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) trong trường hợp Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải.

 lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoặc báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng ban công tác Mặt trận.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đề nghị về việc thôi làm hòa giải viên hoặc Báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thôi làm hòa giải viên.

 cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Theo nguyện vọng của hòa giải viên;

- Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật hòa giải ở cơ sở;

- Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;

- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên

Trình tự thực hiện:

- Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao cho hòa giải viên.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Không quy định.

Thành phần hồ sơ:

Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán (có danh sách các vụ, việc trong trường hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc); chữ ký của hòa giải viên; chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải.

Xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để đối chiếu khi cần thiết.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Tổ hòa giải thực hiện trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được thù lao.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ trưởng tổ hòa giải.

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không quy định.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thanh toán thù lao cho hòa giải viên/ hoặc văn bản trả lời trong trường hợp quyết định không thanh toán.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Điều kiện được hưởng thù lao theo vụ, việc của hòa giải viên:

- Vụ, việc được tiến hành hòa giải và đã kết thúc trong trường hợp:

+ Các bên đạt được thỏa thuận;

+ Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải;

+ Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

- Hòa giải viên không vi phạm nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật hòa giải ở cơ sở.

+ Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở.

+ Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

+ Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.

+ Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;

- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang