Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ngày 04/4/2025 Đảng bộ phường Duyệt Trung tổ chức Hội nghị công bố và phát hành cuốn sách lịch sử Đảng bộ phường Duyệt Trung giai đoạn 1930-2020.
Ngày 04/4/2025 Đảng bộ phường Duyệt Trung tổ chức Hội nghị công bố và phát hành cuốn sách lịch sử Đảng bộ phường Duyệt Trung giai đoạn 1930-2020.
anh tin bai
Ngày 04/4/2025 Đảng bộ phường Duyệt Trung tổ chức Hội nghị công bố và phát hành cuốn sách lịch sử Đảng bộ phường Duyệt Trung giai đoạn 1930-2020.
Dưới đây là nội dung tóm tắt về cuốn sách lịch sử Đảng bộ phường Duyệt Trung giai đoạn 1930-2020.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã bãi bỏ cấp đạo, phủ, tổng, sắp xếp lại các đơn vị hành chính theo cấp tỉnh, huyện, xã. Năm 1946, tên gọi thôn Duyệt Trung chính thức ra đời, được lấy theo bí danh của đồng chí Đinh Ngọc Tân (ở Bản Ngần) - một trong những đảng viên đầu tiên sinh hoạt tại Chi bộ Xuân Phách. Thôn Duyệt Trung thuộc xã Huy Giáp, châu Hòa An.
Đến năm 1947, xã Huy Giáp sáp nhập vào xã Đề Thám, châu Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Theo đó, thôn Duyệt Trung thuộc xã Đề Thám, gồm 08 xóm: Nà Phía, Mỏ Muối, Kéo Mâứ, Nà Pài, Nà Mấn, Khuổi Goòng, Nà Lủng, Nà Đoỏng. Đến năm 1948, Chính phủ bãi bỏ cấp châu để thống nhất gọi đơn vị cấp trên cấp xã là huyện, xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước, xã Đề Thám được tách chia làm 2 xã Đề Thám và Lê Chung. Các xóm trên địa bàn Duyệt Trung thuộc xã Lê Chung. Từ ngày 19-8-1956, khi khu tự trị Việt Bắc chính thức được thành lập, thôn Duyệt Trung thuộc xã Lê Chung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 10-9-1981, thực hiện Quyết định số 60/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng “Về việc giải thể các tiểu khu để thành lập các phường và xã thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”, tiểu khu Nà Phía được giải thể để thành lập xã Duyệt Trung và phường Tân Giang. Từ đây, xã Duyệt Trung chính thức được thành lập, gồm các xóm: Nà Đoỏng, Nà Phía, Kéo Mâứ, Nà Lủng, Kéo Pựt, Nà Gà. Đến năm 1993, xã có 8 xóm, đặt theo tên gọi từ 1 đến 8. Tháng 4-1994, khối Tân Sơn của phường Tân Giang được sáp nhập vào xã Duyệt Trung. Đến năm 2004, xã Duyệt Trung được chia tách thành 10 xóm: Nà Danh, Nà Choóng, Nà Mạ, Nà Màn, Nà Kéo, Nà Gà, Nà Thỏ, Nà Thơm, Nà Đoỏng, Nà Lủng.
Ngày 9-7-2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP “Về việc thành lập các phường Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”. Phường Duyệt Trung được thành lập trên cơ sở toàn bộ 998,6 ha diện tích tự nhiên và 4.215 nhân khẩu của xã Duyệt Trung. Ngày 21-1-2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND “Về việc thành lập tổ dân phố phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng”, phường Duyệt Trung lúc này gồm có 10 tổ dân phố. Cuốn sách 265 trang. Cuốn sách lịch sử là một tài liệu để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm hiểu thêm những mốc cơ bản và nổi bật nhất, của lịch sử phường DT từ năm 1930 -2020. Cuốn sách gồm 6 chương; sau hơn 2 năm sưu tầm, thu thập, tổng hợp và nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhân chứng lịch sử và cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự nỗ cố gắng của Ban Chỉ đạo, Tổ sưu tầm tài liệu đến nay cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Phường giai đoạn (1930-2020)” đã được hoàn thành.
Cuốn sách 265 trang. Cuốn sách lịch sử là một tài liệu để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm hiểu thêm những mốc cơ bản và nổi bật nhất, của lịch sử phường DT từ năm 1930 -2020,
cuốn sách được biên soạn công phu, khoa học, ngắn gọn, xúc tích theo từng thời gian dễ theo dõi, dễ đọc dễ nhớ, các tranh, ảnh minh hoạ được đầu tư kĩ lưỡng, mang đậm chất lịch sử giúp bạn đọc thêm hiểu biết, thêm yêu lịch sử và trân trọng những giá trị về độc lập tự do mà ông cha ta và các anh hùng đã hi sinh mang lại.
Cuốn sách gồm 6 chương,
Chương I: gồm có 02 phần
Thứ nhất. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Về điều kiện tự nhiên, phường Duyệt Trung có tổng diện tích tự nhiên là 998,6 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 629,51 ha, đất phi nông nghiệp 361,91 ha, đất chưa sử dụng 7,18ha. Với địa bàn miền núi, địa hình chủ yếu của phường là đồi núi, chiếm 92% tổng diện tích đất tự nhiên. Trên địa bàn phường có 3 hang động tự nhiên nằm trong núi đá là hang Nà Đoỏng Đâư, Nà Lủng và Lũng Phải.
Thứ hai: TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHƯỜNG DUYỆT TRUNG
1. Về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán
Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu dài, cư dân đến sinh cơ lập nghiệp từ nhiều vùng miền khác nhau. Do đó, đời sống tinh thần, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của địa phương phong phú và có bề dày truyền thống
2. Những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống
Qua quá trình hình thành và phát triển, từ thực tiễn đấu tranh với thiên tai, địch họa, nhân dân các dân tộc Duyệt Trung đã tạo dựng nên các giá trị truyền thống quý báu.
Chương II: gồm 2 phần
I. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG DƯỚI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHONG KIẾN
II. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG TIẾP THU ÁNH SÁNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG, CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG VÀ THAM GIA KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)
Chương III: gồm có 03 phần
1. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG THAM GIA XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (8/1945 - 7/1947)
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, bên cạnh những thuận lợi, cũng giống như nhiều địa phương khác của tỉnh Cao Bằng, chính quyền và nhân dân xã Huy Giáp, trong đó có địa bàn Duyệt Trung đứng trước nhiều khó khăn, thử thách: Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu do hậu quả của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân và phát xít
2.NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG KIÊN CƯỜNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (10/1947 - 10/1950)
Trong đêm 9-10-1947, lực lượng du kích thôn Duyệt Trung cùng với du kích xã Đề Thám đã bí mật luồn vào đồi Nà Lắc cướp một số vũ khí do chúng thả dù xuống chưa kịp thu nhặt, đồng thời tổ chức đánh địch quyết liệt khi chúng nhảy dù xuống. Bị quân ta chống trả quyết liệt, nên sáng ngày 10-10-1947, quân Pháp mới tiến vào được trung tâm thị xã. Lúc này, các cơ quan và nhân dân đã sơ tán hết.
Sau khi quê hương được giải phóng, trong niềm vui chiến thắng, nhân dân trên địa bàn Duyệt Trung cùng nhân dân xã Đề Thám và huyện Hòa An phấn khởi bước vào thời kỳ mới - thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hậu phương trực tiếp cho cuộc kháng chiến của dân tộc
3.NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, THAM GIA XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRỰC TIẾP CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN (10/1950 - 7/1954)
Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã Đề Thám, nhân dân trên địa bàn Duyệt Trung tích cực tham gia khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lực lượng dân quân du kích. Với tinh thần “không một tấc đất bỏ hoang”, nhân dân trên địa bàn Duyệt Trung tích cực tăng gia sản xuất. Để khắc phục khó khăn, nhân dân các xóm đã tương trợ, giúp đỡ nhau về sức kéo, cây giống, vốn và lao động để phát triển sản xuất.
Chương IV: Có 03 phần
I. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1954-1960)
II. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961-1965)
III. NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, THAM GIA ĐẤU TRANH BẢO VỆ MIỀN BẮC VÀ CHI VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM (1965-1975)
Để thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, Chi bộ xã Lê Chung đã nghiên cứu kỹ những điều kiện, đặc điểm tại địa phương, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, từ đó có cách thức tiến hành cho phù hợp. Thuận lợi cơ bản được xác định là quan hệ sản xuất mới đã được xác lập khá vững chắc, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân ổn định, niềm tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, với chế độ mới được nâng cao. Xã Lê Chung nói chung và trên địa bàn thôn Duyệt Trung nói riêng là địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng, phong trào quần chúng phát triển sâu rộng. Bên cạnh thuận lợi đó, địa bàn cũng tồn tại không ít khó khăn: trình độ và năng lực quản lý còn hạn chế; trong khi đó, còn một bộ phận nông dân vẫn nằm ngoài hợp tác xã; quy mô, trình độ quản lý, điều hành sản xuất ở các hợp tác xã chưa đồng đều, chưa thống nhất
Quán triệt chủ trương của Đảng, toàn thể dân tộc ta bừng lên khí thế sôi động với nhiều phong trào thi đua trong các giới, các ngành, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân. Hòa chung khí thế của nhân dân cả nước, nhân dân Duyệt Trung đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Lê Chung, nhân dân Duyệt Trung vừa tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh sản xuất, vừa tích cực tăng cường canh phòng, bảo mật trừ gian, chống gián điệp
Chương V: gồm 2 phần
I. GIAI ĐOẠN NAY: NHÂN DÂN DUYỆT TRUNG TIẾP TỤC CỦNG CỐ QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1980)
II. CHI BỘ XÃ DUYỆT TRUNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN TRONG NÔNG NGHIỆP (1981-1986)
Sau khi có quyết định thành lập xã Duyệt Trung, bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành và các ban, ngành, đoàn thể của xã nhanh chóng được kiện toàn. Ngày 24-9-1981. Chi bộ Hợp tác xã nông nghiệp Duyệt Trung được đổi tên thành Chi bộ xã Duyệt Trung, gồm 18 đảng viên. Đồng chí Mã Văn Đảo được chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Cùng năm, Ủy ban nhân dân thị xã Cao Bằng ban hành Quyết định thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời xã Duyệt Trung và chỉ định các thành viên tham gia Ủy ban nhân dân xã. Đồng chí Triệu Thanh Chu được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng cũng nhanh chóng được thành lập và kiện toàn bộ máy tổ chức.
Ngày 30-12-1981, Chi bộ xã Duyệt Trung đã tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1981-1983) Đại hội bầu Ban Chi ủy gồm 5 đồng chí. Đồng chí Mã Văn Đảo được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Triệu Thanh Chu được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ, CHỦ TICH UBND , đồng chí Hà Văn Khoa được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ (giữ chức Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Duyệt Trung), các đồng chí Chu Liên Hương và Hoàng Văn Sáng là Chi ủy viên
Ngày 28-6-1983, Chi bộ xã Duyệt Trung tổ chức Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1983-1985). gồm 5 đồng chí. Đại hội tiếp tục bầu Đồng chí Mã Văn Đảo được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Triệu Thanh Chu được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ (giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã). Các đồng chí Bế Kim Bảo, Hoàng Văn Sáng, Hoàng Văn Lộc là Chi ủy viên
Năm 1985, Đại hội Chi bộ xã Duyệt Trung lần thứ III (nhiệm kỳ 1985-1987) đã bầu Ban Chi ủy gồm 5 đồng chí: Triệu Thanh Chu, Hà Văn Khoa, Hoàng Văn Sáng, Triệu Văn Pẩu, Phan Thị Riệp. Đồng chí Triệu Thanh Chu được bầu làm Bí thư Chi bộ (giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã), đồng chí Hà Văn Khoa được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ (giữ chức Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Duyệt Trung)
Trong 5 năm 1981-1985, dưới sự chỉ đạo của Thị ủy Cao Bằng, Chi bộ xã Duyệt Trung đã lãnh đạo, tổ chức thành công 2 kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1982-1984 và 1984-1987, thu hút trên 99% cử tri tham dự, bầu đủ số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân xã nhiệm kỳ 1981-1984
Chương VI: gồm 3 phần
I.DUYỆT TRUNG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI, THỰC HIỆN BA CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN (1986-1996)
II. ĐẢNG BỘ XÃ DUYỆT TRUNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN BƯỚC ĐẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996-2010)
III. ĐẢNG BỘ PHƯỜNG DUYỆT TRUNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHANH VÀ BỀN VỮNG (2010-2020)
Tại Chương này, thể hiện được Đảng bộ và nhân dân phường DT đã phát huy được tinh thần quyết tâm, phấn đấu tự lực tự cường, chủ động khắc phục mọi khó khăn, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao.
Trải qua 10 năm tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu ban đầu
Trong năm 1986-1987, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra liên tục. Chi bộ đã chỉ đạo hợp tác xã huy động xã viên tu sửa hệ thống mương, phai, dẫn nước chống hạn. Các giống lúa có năng suất chất lượng được đưa vào gieo cấy. Lúa nương, ngô, khoai cũng được mở rộng diện tích. Nhờ đó, năng suất vẫn được giữ vững và có tăng lên, đạt khoảng 35-36 tạ/ha.
Tháng 10-1986, Hợp tác xã mua bán tổ chức Đại hội xã viên và bầu đồng chí Nông Văn Báo làm Chủ nhiệm, đồng chí Phan Tiến Thành làm Phó Chủ nhiệm, đồng chí Nông Tiến Ao là Ủy viên Ban Quản trị.
Đại hội bầu Ban Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 1987-1989 gồm 5 đồng chí. Đồng chí Hoàng Văn Sáng được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Triệu Văn Pẩu được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ (giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã)1. Các đồng chí Hà Văn Khoa, Lý Viết Tựu và Nông Ngọc Báo làm Chi ủy viên.
Đối với công tác giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. tiếp tục vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giảng dạy của nhà trường tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
anh tin bai
anh tin bai
Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Duyệt Trung.
Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang