Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Truyền thống phường Duyệt Trung
Duyệt Trung nằm ở phía Đông Nam của thị xã Cao Bằng, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Duyệt Trung thuộc xã Ngọc Kha, Phủ Hoà An; Từ năm 1946 - 1956 được đặt tên là  thôn Duyệt Trung - lấy bí danh của đồng chí Đinh Ngọc Tân - một trong những đảng viên đầu tiên sinh hoạt trong chi bộ Xuân Phách, thuộc xã Đề Thám. Từ năm 1957 - 1959, xã Đề Thám chia tách ra thành các xã nhỏ, lúc đó xã Lê Chung được thành lập gồm 4 thôn ( thôn Lê Lai, Kim Đồng, Hồng Bạch và  Duyệt Trung ).

 

  Năm 1968 thành lập HTX nông nghiệp hợp nhất. Tên HTX trùng với tên thôn Duyệt Trung thuộc xã Lê Chung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng, đến năm 1972 thị xã Cao Bằng mở rộng địa giới hành chính 02 thôn Lê Lai và Duyệt Trung được đổi tên thành tiểu khu Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng.

          Ngày 10/9/1981, thực hiện Quyết định số 60/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, xã Duyệt Trung được thành lập trên cơ sở tách Tiểu khu Nà Phía thành phường Tân Giang và xã Duyệt Trung. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập đến nay Duyệt Trung có 10 xóm, với diện tích đất tự nhiên là 989,6 ha và 4.215 nhân khẩu.

Là một xã được coi là cửa ngõ của thị xã, diện tích đất tự nhiên không rộng, dân cư không tập trung, chủ yếu sống bằng nghề nông, cuộc sống  còn nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống yêu nước, nhân dân các dân tộc trong xã  tích cực tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng  tổ quốc, trên địa bàn có 04 cán bộ lão thành cách mạng, 01 cán bộ tiền khởi nghĩa, 38 gia đình có công với nước, 97 đồng chí được tặng huân, huy chương các loại; 28 người con ưu tú  của xã đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới năm 1979; Đây chính là những minh chứng thể hiện sự đóng góp của các thế hệ cha anh  chúng ta trong công cuộc bảo vệ và dựng xây quê hương.

 

Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã  luôn phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tận dụng các lợi thế của địa phương về đất đai, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân, phấn đấu quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra .

Là một xã thuần nông, phát triển kinh tế của xã chủ yếu tập trung trồng lúa, ngô và các loại cây ăn quả. Trước đây, do còn hạn chế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên năng suất và sản lượng đạt thấp, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn,  năm 1995  trên địa bàn xã  có 195 hộ trong diện đói nghèo. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đảng bộ, chính quyền xã tập trung chỉ đạo nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư hệ thống mương phai thuỷ lợi đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng lương thực có hạt hàng năm đều đạt và vượt  kế hoạch đề ra, năm 2005 đạt  198 tấn tăng 39 tấn so với  năm 2000. Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Trong giai đoạn hiện nay, do trên địa bàn tập trung khai thác khoáng sản và xây dựng  các cụm công nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản lượng lương thực có hạt, nhưng dưới  sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực, năng động của nhân dân   nên giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đạt 30 triệu đồng/ ha. Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước phát triển thương mại- dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng phù hợp với xu thế phát triển của thị xã trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, góp phần tăng thu ngân sách, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân; Trên địa bàn hiện có 08 công ty, doanh nghiệp và HTX, 114 cơ sở dịch vụ. Trong những năm qua, các Công ty, Doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã nói chung, địa bàn xã nói riêng đã tích cực tham gia  các phong trào và các cuộc vận động do địa phương phát động, như  cuộc vận động " Ngày vì người nghèo "  phong trào xoá nhà dột nát.

Xác định công tác thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ và chính quyền địa phương tập trung đẩy mạnh khai thác tối đa các nguồn thu, tạo điều kiện và khuyến khích các hộ kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, phát triển  dịch vụ - thương mại, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2011 thu ngân sách trên địa bàn đạt 159.433.800đ tăng 2,5 lần so với năm 2001.

 

Trong những năm gần đây, đường Quốc lộ 4A qua địa bàn xã Duyệt Trung  được đầu tư, nâng cấp, cùng với  việc  xây dựng một số cơ sở hạ tầng như Trường học, Trạm y tế, điểm Bưu điện văn hoá xã; các công trình thuỷ lợi, các tuyến đường bê tông xi măng liên xóm hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn có 70% hộ dân được dùng nước máy, 100% hộ được sử dụng điện, 3km đường điện chiếu sáng đô thị.

Là một xã vùng ven của Thị xã  nhưng Duyệt Trung tự hào vì thực hiện có hiệu quả  công tác giáo dục, trường Tiểu học Duyệt Trung vinh dự là một trong những trường học đầu tiên của thị xã đạt chuẩn quốc gia, hiện nay trường vẫn tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia cấp độ I và giữ vững danh hiệu lá cờ đầu của ngành giáo dục thị xã; trường Mầm non  Duyệt Trung tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Các trường học trên địa bàn luôn là những địa chỉ tin cậy để nhân dân gửi gắm con em của mình theo học. Với mục tiêu xây dựng một xã hội học tập, Trung tâm học tập cộng đồng đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn bà con nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo tại địa phương.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân  được quan tâm chú trọng; trạm y tế của xã từng bước được nâng cấp, cải tạo, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao phát triển mạnh, hiện nay trên địa bàn có 7 đội văn nghệ tổ, xóm. Cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư " được triển khai rộng rãi và từng bước đi vào chiều sâu.Từ năm 2005, đến nay tận dụng  nguồn hỗ trợ của các cấp, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã vận động và tổ chức xây dựng được 38 nhà đại đoàn kết, nhà tình  nghĩa cho các hộ khó khăn theo quy định. Công ty cổ phần xây dựng xi măng công trình Cao Bằng phối kết hợp cùng Công ty cổ phần khoáng sản & luyện kim Cao Bằng xây 01 ngôi nhà đại đoàn kết và hỗ trợ làm 02 ngôi nhà  với tổng số tiền là 35.000.000. Công ty cầu đường I giao thông Cao Bằng hỗ trợ xây 01 nhà ở trị giá 7.000.000.

 Công tác giảm nghèo luôn được quan tâm, số hộ nghèo trên địa bàn giảm dần qua từng năm, hiện  chỉ còn 51 hộ ( theo tiêu chí mới). Chú trọng chăm lo đến  các gia đình chính sách, người có công, đảm bảo chế độ theo quy định của Nhà nước.

Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.  Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với củng cố quốc phòng - an ninh.

Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố. Công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên. Việc triển khai thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  đạt  kết quả tích cực, tạo sức lan toả trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp  nhân dân. Công tác phát triển Đảng được quan tâm, chú trọng, hiện nay Đảng bộ có hơn 100 đảng viên.

Công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền có nhiều đổi mới, năng động, sáng tạo. Công tác tập hợp của UB MTTQ, các đoàn thể chính trị và toàn thể nhân dân các dân tộc tích cực hưởng ứng phong trào thi đua " 400 ngày đêm xây dựng thị xã  Cao Bằng trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh Cao Bằng ", Đảng bộ và chính quyền phường Duyệt Trung đã tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, đặc biệt việc tổ chức triển khai xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, đường bê tông xi măng. Hiện nay các tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã cơ bản đã được bê tông hoá với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Có thể khẳng định, phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, trong những năm qua, xã Duyệt Trung có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế  tiếp tục phát triển, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng so với những năm trước đây; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội; đời sống, vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.  Duyệt Trung đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển chung của Thị xã Cao Bằng.

 

Ngày 18  tháng 10 năm 2010, thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III, đây là cơ sở để  Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thị xã tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đến năm 2012 xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, xã Duyệt Trung  cùng xã Hòa Chung tập trung phấn đấu đạt các tiêu chuẩn để thành lập phường, đảm bảo tỷ lệ 8 phường /11 đơn vị hành chính của thị xã (  theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn). Đây là một công việc hết sức khó khăn đối với Duyệt Trung vì với xuất phát điểm là một xã thuần nông, chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại- dịch vụ chiếm tỉ lệ không cao, phải triển khai hết sức khẩn trương, đảm bảo tiến độ thành lập thành phố theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI đã đề ra; xác định rõ trách nhiệm, với tinh thần quyết tâm, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Thường trực Thị ủy, HĐND, UBND thị xã, sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn, Đảng bộ, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, từng bước  nâng cấp hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đáp ứng  các tiêu chuẩn theo quy định của đô thị loại V.

Ngày 09/7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về việc thành lập các phường Hoà Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Như vậy, cùng với 06 phường  (Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Ngọc Xuân và Đề Thám)  Hoà Chung và Duyệt Trung tự hào vì đã góp phần hoàn thiện một trong các tiêu chí quan trọng để tiến tới thành lập thành phố Cao Bằng.

Tin khác
Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang