Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Có 4 loại bạo lực trên cơ sở giới: - Bạo lực về thể chất - Bạo lực về tinh thần. - Bạo lực tình dục. - Bạo lực về kinh tế.
Có 4 loại bạo lực trên cơ sở giới: - Bạo lực về thể chất - Bạo lực về tinh thần. - Bạo lực tình dục. - Bạo lực về kinh tế.
Có 4 loại bạo lực trên cơ sở giới:
- Bạo lực về thể chất
- Bạo lực về tinh thần.
- Bạo lực tình dục.
- Bạo lực về kinh tế.
1. Bạo lực về thể chất
Bạo lực về thể chất là những hành vi cố ý xâm hại tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể cho nạn nhân. Loại hành vi này thường dễ nhận biết nhất bởi nó thường để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân.
Một số hành vi bạo lực thể xác phổ biến như:
– Đánh, đấm, đá, tát, bóp cổ, xô đẩy, giật kéo, quăng ném…;
– Sử dụng hung khí gây huỷ hoại hoặc làm biến dạng bộ phận cơ thể; có thể bao gồm việc sử dụng hung khí như que, gậy, dao hoặc kéo,…;
Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
Tổng hợp các loại hình bạo lực gia đình trên cơ sở giới
– Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc quần áo để bị rét;
– Các hành vi để lại thương tích trên cơ thể nạn nhân hoặc có mục đích giết chết (đầu độc, đốt cháy, đâm chém…).
2. Bạo lực tinh thần hay còn gọi là bạo lực tâm lý
Bạo lực tinh thần là những hành vi đối xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khoẻ tâm thần cho người bị bạo lực. Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể xác.
Một số hành vi bạo lực tinh thần phổ biến như:
– Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc hành vi vi phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động khác thông qua đe dọa, gây áp lực tâm lý tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác…
– Cấm đoán (ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình như chăm sóc con cái, người thân; làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người khác, quyền được quyết định…);
– Nhốt, cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
– Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Ghen tuông, tổ chức theo dõi, ngăn cấm các mối quan hệ giao tiếp
– Phớt lờ cảm xúc, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
Những hành vi bạo lực tinh thần có thể được thể hiện qua việc dùng lời nói hoặc thái độ… của người gây ra bạo lực và thường rất khó để phân biệt một hành vi xúc phạm hay dẫn đến đã mức bạo lực tâm lý/tinh thần. Bạo lực tinh thần thường rất khó xác định vì những tổn hại không thể hiện ra bên ngoài như bạo lực thể xác mà trong mỗi trường hợp cụ thể thì cần phải đánh giá chính xác các tác động mà hành vi đó gây ra. Cần xem xét mối quan hệ quyền lực và kiểm soát của người gây bạo lực và người bị bạo lực để xác định có phải là bạo lực tinh thần hay không.
3. Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục là hành vi sử dụng vũ lực hay dùng lời nói đe dọa để ép buộc người kia có quan hệ tình dục (dù hành vi đó có thực hiện được hay không) hoặc hành vi cố lôi kéo hoạt động tình dục ngay cả khi người kia không có khả năng từ chối bởi các lý do như: sức khoẻ, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục hoặc bị hăm dọa, quấy rối tình dục.
Một số hành vi bạo lực tình dục như:
– Hiếp hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc đe dọa, khống chế để quan hệ tình dục;
– Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn;
– Dùng dụng cụ gây tổn thương bộ phận sinh dục của nạn nhân
– Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý hoặc dùng lời nói hay hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục…;
– Bắt nạn nhân phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục…;
– Cưỡng ép kết hôn, ly hôn.
4. Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt người khác trong gia đình phụ thuộc tài chính hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp; ngăn cấm tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép thành viên gia đình làm việc quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; huỷ hoại tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. Loại bạo lực này thường xảy ra với nạn nhân là phụ nữ/người vợ trong gia đình.
Một số hành vi bạo lực kinh tế như:
– Tịch thu tiền, của cải khiến nạn nhân khi cần phải cầu xin
– Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc, thu nhập tạo ra sự phụ thuộc
– Không cho sử dụng tài sản chung
– Chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc phá huỷ tài sản riêng của nạn nhân hoặc tài sản chung trong gia đình
– Buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng;
– Có hành vi trái pháp luật buộc nạn nhân phải rời bỏ nhà.
Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang