Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng giai cấp nông dân trở thành lực lượng lao động tiên tiến, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng. Chủ trương này được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, tạo động lực để giai cấp nông dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát triển nông nghiệp bền vững, thịnh vượng, nông thôn văn minh, hiện đại.

Trong những năm qua, tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả tích cực, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2018 đạt 3.767 tỷ đồng, đến năm 2022 được 4.591 tỷ đồng (tăng 121,9%), giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đạt 46 triệu đồng/ha, tăng 8 triệu đồng/ha so với năm 2018. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm dần, năm 2018 là 23,05%, năm 2022 là 22,08% (giảm 0,97%), quy mô sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2018-2022 đạt 2,77%. Tỷ trọng các ngành nội nghiệp trong lĩnh vực cũng có sự thay đổi, giảm dần tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tăng dần tỷ trọng các ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

anh tin bai

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế

Cao Bằng là tỉnh nông nghiệp với lực lượng chiếm 74,5% dân số. Thời gian qua, nông dân trong tỉnh cùng với nông dân cả nước hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của nông dân từng bước được nâng lên, tư duy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp không ngừng đổi mới, dần dần thích ứng với kinh tế thị trường. Nông dân phát huy tốt vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, tham gia hợp tác, liên kết chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần tích cực trong giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Chăm sóc sức khỏe cho nông dân ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm, tạo điều kiệnThu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng lên từ 24,9 triệu đồng (năm 2018), tăng lên 44,04 triệu đồng (năm 2022), đến hết năm 2022, tổng số hộ nghèo của tỉnh là 37.409 hộ chiếm tỷ lệ 28,94% (giảm 6.627 hộ so với năm 2018); trình độ dân trí ngày càng cao, dân chủ được mở rộng, quyền làm chủ của nông dân ngày càng được phát huy.

Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn tạo, giữ gìn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ đạt được những két quả quan trọng, toàn tỉnh hiện có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 10,19 tiêu chí/xã (tăng 07 xã so với năm 2018), duy trì và giữ vững 15 xóm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông thôn, nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP đã tạo ra thương hiệu cho từng địa phương, đem lại giá trị kinh tế với 97 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Khẳng định vai trò của nông dân

Các cấp Hội tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Hội và quy định của địa phương. Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, các cấp hội đã tổ chức được 28.851 cuộc tuyên truyn cho 1.471.677 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức vận động, thành lập 38 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 418 thành viên, 36 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 214 thành viên. Các cấp Hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; phát triển các chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ, nhóm liên kết sản xuất, tổ tiết kiệm vay vốn, liên kết tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để tập hợp nông dân tham gia tổ chức Hội; Trong nhiệm kỳ đã vận động kết nạp mới được 5.057 hội viên mới; toàn tỉnh hiện có 93.475 hội viên nông dân chiếm 92,5% so với hộ nông nghiệp, 90% so với số hộ nông dân... Tích cực hưởng ứng Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bn vững”hằng năm tổ chức rà soát, tuyên truyền, vận động trên 21.000 lượt hộ đăng ký, qua bình xét có trên 12.000 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi; phong trào đã xuất hiện nhiều gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, là tấm gương cho các hội viên nông dân trong tỉnh học tập; giới thiệu, đề cử 16 hội viên tiêu biểu, xuất sắc để Trung ương Hội công nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, kết quả có 07 hội viên được công nhận danh hiệu; 03 nhà khoa học của tỉnh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận danh hiệu nhà khoa học của nhà nông. Trong nhiệm kỳ, các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đóng góp ủng hộ giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn 2.821 triệu đồng tiền mặt; giúp bằng cây, con giống, lương thực, thực phẩm trị giá 6.566 triệu đồng, cho mượn đất canh tác được 55 ha, cho vay không lấy lãi được 407 triệu đồng; giúp sửa chữa nhà ở, làm chuồng trại chăn nuôi, thu hoạch mùa vụ được 39.691 công lao động qua đó đã giúp đỡ 1.031 hộ nông dân  thoát nghèo.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng trưởng 28,146 tỷ đồng so với năm 2018, 10/10 đơn vị có nguồn vận động đạt từ 02 tỷ đồng trở lên. Trong nhiệm kỳ, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 697 dự án với 3.665 lượt hộ vay để đầu tư phát triển sản xuất với tổng số tiền 85,666 tỷ đồng (tính cả cho vay luân chuyển quay vòng vốn) thông qua các mô hình nhóm hộ liên kết sản xuất với quy mô dự án vay vốn Quỹ từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng; thu hồi 722 dự án, với số tiền 58,8 tỷ đồng, gồm 3.629 hộ vay. Hiện nay, đang thực hiện 416 dự án với 2.684 hộ vay. Nguồn vốn Quỹ  Hỗ trợ nông dân đã giúp cho nhiều hộ nông dân nghèo vươn lên khá, giàu, nhiều hộ đã trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp với những mô hình hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức tập thể ở nông thôn. Các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức 301 lớp đào tạo nghề cho 13.012 lao động nông thôn, đa số hội viên nông dân sau đào tạo có việc làm, thu nhập ổn định thông qua phát huy thế mạnh của Hội về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn, nhân rộng mô hình “Nông dân dạy nông dân”, kết hợp giữa lý thuyết với với thực nghiệm tại mô hình, giúp các hộ nông dân khác trên địa bàn về kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, quy trình trồng trọt, chăn nuôi an toàn, hiệu quả, chia sẻ các nội dung khác liên quan đến tiếp cận nguồn vốn, cơ chế chính sách của Nhà nước, thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất bền vững.

anh tin bai

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong nông dân nhiệm kỳ 2018-2023.

Hội Nông dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện 11 mô hình, dự án điểm kinh phí 1,9 tỷ đồng với 120 thành viên tham gia, các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về việc liên kết sản xuất theo tổ, nhóm và chuỗi giá trịBám sát chỉ đạo của tỉnh trong triển khai các chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay toàn tỉnh có 97 sản phẩm OCOP trong đó có 09 sản phẩm đạt 4 sao, 88 sản phẩm đạt 3 sao. Các huyện, thành Hội tổ chức hướng dẫn xây dựng 134 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ; vận động, hướng dẫn xây dựng 42 mô hình kinh tế tập thể, 02 dự án về hỗ trợ sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm; hướng dẫn thành lập được 33 hợp tác xã với 256 thành viên, 558 tổ hợp tác với 7.639 thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và kinh tế tổng hợp. Các cấp Hội hướng dẫn, thành lập 926 mô hình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, vận động hội viên, nông dân di dời 2.538 chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà, xây dựng 4.771 nhà tiêu hợp vệ sinh; vận động 78.093 lượt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký, cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...

Phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ thể của nông dân

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX là Đại hội của tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hợp tác - Phát triển”. Đại hội xác định phương hướng chung của nhiệm kỳ 2023-2028 là: Xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng tỉnh Cao Bằng phát triển nhanh và bền vững.

anh tin bai

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028

Để đạt mục tiêu này, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh để nghị tổ chức HND các cấp trong tỉnh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của cấp trung ương, cấp tỉnh đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân, cụ thể là thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghi quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; chương trình, kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp Hội Nông dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân. Mỗi cán bộ, hội viên, nông dân cần hiểu rõ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, hội viên, nông dân đóng vai trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện vừa là người được thụ hưởng thành quả. Tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là nòng cốt của phong trào nông dân, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút nông dân tham gia tổ chức Hội. Quan tâm xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tham gia tích cực vào chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết đại hội 19 Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Tiếp tục tổ chức, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các phong trào do Trung ương, địa phương phát động, nhất là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, thi đua xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa nhà tạm nhà dột nát…; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị do các cấp ủy đảng đề ra, tạo phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ, thiết thực, ý nghĩa. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả mực tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Các cấp hội cần làm tốt vai trò cầu nối 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước – nhà doanh nghiệp). Vận động nông dân thay đổi tư duy theo hướng liên kết tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp hành hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và phát triển các chuỗi liên kết giá trị. Các cấp Hội Nông dân tiếp tục phát huy vai trò đại diện của nông dân tích cực tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện tốt chức năng giám sát; phản biện xã hội; tích cực tham gia đề xuất xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách, nhất là về nông dân, nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò, quyền làm chủ của nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; cảnh giác trước các âm mưu của các thế lực thù địch. Tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững môi trường an ninh, an toàn khu vực nông thôn.

Các cấp ủy đảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động cho Hội Nông dân các cấp trong tỉnh, tạo điều kiện cho các cấp Hội tham gia góp ý xây dựng và giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cấp, các ngành trong tỉnh chỉ động phối hợp với Hội Nông dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Trung ương HND Việt Nam, các cấp hội và hội viên, nông dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu HND tỉnh lần thứ IX đề ra, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu mạnh, văn minh.

 

Dương Liễu

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang