Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hướng dẫn một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh, chế biến và sinh hoạt
Hướng dẫn một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh, chế biến và sinh hoạt

Mỗi hộ gia đình đều phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính gia đình mình

 1. Đối với người sản xuất.

* Sản xuất lúa gạo:

+ Không nên lạm dụng phân bón, thuốc BVTV, nhất là tình trạng sâu bệnh cuối vụ phải xử lý bằng thuốc BVTV;

+ Khi sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

* Sản xuất rau, củ, quả:

+ Không nên trồng trên đất bị ô nhiễm;

+ Không dùng phân tươi, nước bẩn tưới cho rau;

+ Không dùng thuốc BVTV ngoài danh mục hướng dẫn sử dụng cho sản xuất rau của ngành nông nghiệp, khi không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

+ Không dùng quá nhiều phân đạm; không dùng phân đạm trước 10-15 ngày trước khi thu hoạch;

+ Dùng thuốc BVTV phải đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách và đúng thời gian cách ly (thời gian cách lý ghi rõ trên bao bì sản phẩm).

2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

+ Không được sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tuyệt đối không được sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

+ Không bán động vật nuôi bị chết, đang bị bệnh cho người thu gom để giết mổ bán cho người tiêu dùng.

- Đối với việc chế biến, kinh doanh thực phẩm.

+ Phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính khi chế biến, kinh doanh thực phẩm: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP (do UBND huyện cấp)…

+ Không được sử dụng nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc trong danh mục cấm. Không bảo quản lúa gạo bằng cách phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc; ướp hương liệu hóa chất để tăng mùi thơm cho gạo, đây là nguy cơ gây mất ATTP.

+ Không nên rửa rau, củ, quả bằng nước bẩn trước khi mang đi tiêu thụ.

+ Không được giết mổ gia súc, gia cầm khi đang bị bệnh; các lò giết mổ phải thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh ATTP.

+ Chấp hành thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm của các cơ quan nhà nước. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về ATTP mặt hàng mình chế biến, kinh doanh.

3. Đối với các bếp ăn tập thể.

+ Nêu cao ý thức trách nhiệm của người chế biến thực phẩm.

+ Trong chế biến, không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín; thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm phạm.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các bếp ăn tập thể.

+ Thực hiện ký cam kết về VSATTP giữa các nhà trường, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể với cơ quan chức năng.

4. Đối với mỗi cá nhân, gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh ăn uống, tạo thói quen ăn uống lành mạnh, có chọn lọc.    - Trang bị những kiến thức và kỹ năng chọn các loại thực phẩm sạch: có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, tin cậy; lựa chọn thực phẩm tươi mới, không bị ẩm mốc, quá hạn; nếu là thực phẩm khô phải còn nguyên nhãn mác, bao bì.

- Thức ăn phải được đậy kỹ, bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

- Nguồn nước uống và chế biến thức ăn phải sạch sẽ.

- Rửa sạch tay và các dụng cụ làm bếp khi chế biến thức ăn. Người đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, sốt, ho, nhiễm trùng da thì không nên chế biến thực phẩm, nhất là cho bữa ăn đông người.

Mỗi người đều phải là người tiêu dùng thông thái, có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình. Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình góp phần xây dưng và phát triển quê hương Cổ Đinh – Tân Ninh – thị trấn Nưa vừa là đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp vừa là môi trường luôn an toàn về vệ sinh thự

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang